Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012 | By: Trần Thủy

Những vấn đề liên quan tới hai Tâm trí và hai Ý chí của Chúa Giêsu

Hiểu thế nào về hai Tâm trí và hai Ý chí nơi Chúa Giêsu?

Hai tâm trí và hai ý chí: Qua cuộc làm người, Con Thiên Chúa có thể suy nghĩ và ước muốn theo kiểu loài người. Ngài kinh nghiệm, suy nghĩ, quyết định và hành động theo cách của con người. Tuy nhiên, tâm trí nhân loại của Người không độc lập đến nỗi cấu thành một ngôi vị khác. Người có hai “tâm trí”, nhưng không phải là hai ngôi vị.
Một số cho rằng khi Chúa Giêsu đã thuộc về bản chất con người của mình, Ngài sở hữu hai tâm trí, tâm trí con người và tâm trí của Thiên Chúa, với tâm trí con người chịu trách nhiệm về kiến ​​thức của mình chứ không phải là tâm trí của Thiên Chúa. Những người khác cho rằng Chúa Giêsu đã có một tâm trí, nhưng tâm trí đó ở trong thân xác phải chết [1]...
Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012 | By: Trần Thủy

"GIÓP" TẠI SAO CÓ ĐAU KHỔ?

TẠI SAO CÓ ĐAU KHỔ (Gióp 42,7-17)

Khi nói về Gióp đây là một áng văn chương kiệt tác trong phong trào khôn ngoan Cận Đông, dưới hình thức đối thoại, bàn về sự báo oán, quan niệm thưởng phạt. Sách Gióp không phải là một khảo luận lý thuyết về đau khổ của người vô tội, nhưng kể lại kinh nghiệm đau thương của một người không có lỗi gì mà phải hứng chịu mọi khổ đau thân xác và tinh thần. Khuôn mặt quái ác của sự dữ và khổ đau đổ ập trên cuộc đời, khiến các mối liên hệ của Gióp đối với Đức Chúa, đối với bạn bè thân thuộc bị khủng hoảng. Phải chăng là bạn bè của Gióp đã giam hãm Đức Chúa trong sự xơ cứng của công bình giao hoán. Như vậy, “người như Gióp vô tội phải chịu đau khổ” không còn ý nghĩa gì nữa. Vì con người bóp méo, nặn ra Đức Chúa. Còn người đau khổ như Gióp là ý tưởng xuyên suốt của sách Gióp.
Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012 | By: Trần Thủy

Phải chăng con người tự do là cô đơn?

                   PHẢI CHĂNG CON NGƯỜI TỰ DO LÀ CÔ ĐƠN?

Là con người ai cũng có tự do, tùy vào những hoàn cảnh, cách sống. Vậy ta cũng có thể nói “tự do” là đề tài muôn thủơ của con người. Chính vì thế mà người ta tốn biết bao công sức, giấy mực để tranh đấu cho tự do. Con người khát khao tự do, một cách nào đó tự do như là hồn sống của mỗi người. Vậy phải chăng con người tự do là cô đơn như đầu đề đưa ra? Nói khác đi, tự do của con người nó chỉ giới hạn trong lãnh vực cô đơn sao?
Thật khó có thể giải quyết vấn đề cho thỏa đáng được vì “tự do” nó không chỉ thuộc phạm vi tự chủ như Kant đã nói: “con người có thể làm tất cả những gì con người muốn”. Thế nhưng tự do của con người đâu phải muốn làm gì thì làm, mà nó còn liên quan tơí vấn đề triết lý, tâm lý, luân lý… nói chung nó bao hàm tất cả vì con người sinh ra là tự do.
Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012 | By: Trần Thủy

"Yêu mến kẻ thù" là điểm cốt thiết của đạo Kitô Giáo


 “Yêu mến kẻ thù là cốt thiết của đạo Kitô giáo

Có một thứ tình mà ai cũng muốn có, đó là tình yêu. Nhưng có một thứ yêu mà ai dám sống cũng đều phải trả một giá đắt đỏ, đó là “lòng yêu kẻ thù”.
Ở bình diện đạo lý, lòng yêu ấy là điểm độc sáng của Tin mừng; là niềm tự hào của người Kitô hữu; là hướng phấn đấu của người muốn sống thánh thiện. Nhưng ở bình diện thực tiễn, lòng yêu ấy lại là giáo án khó “nuốt” của người muốn sống Tin mừng; là bài toán khó giải của người muốn làm muôn đệ Đức Giêsu hoặc là bài học dễ quên của người tập sống nhân đức.
Người chưa gặp hoặc chưa sống lòng yêu ấy có thể nói về nó một cách say mê nhưng người đã gặp hoặc đã sống lòng yêu ấy mới cảm nhận được nỗi đắng cay ê chề của nó.
Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012 | By: Trần Thủy

Đức Maria, thụ thai mà vẫn đồng trinh

Hiểu thế nào về việc sinh con mà vẫn đồng trinh?
Đức Maria sinh con mà vẫn đồng trinh? Đó là điều khó chấp nhận của người ngoài Công giáo và đặc biệt là anh em Tin Lành đã đưa ra rất nhiều bằng chứng để minh chứng: “Đức Maria không còn đồng trinh sau khi sinh Chúa Giêsu” chẳng hạn như: họ dựa vào đoạn Kinh Thánh Lc nói về việc Chúa Giêsu theo cha mẹ lên đền thờ. Sau khi tan lễ hội, Ngài đã ở lại rao giảng Lời Chúa. Trong lúc Ngài đang giảng cho dân chúng nghe thì mẹ và cha Ngài tìm đến, liền có người nói: “Thưa Ngài: Mẹ và anh em Ngài đến tìm”. Ở điểm này: Người Do thái cũng giống như người Việt nam chúng ta, họ quan niệm: anh em họ, hay anh em ruột thì khi ra ngoài vẫn xưng là anh em với nhau chứ ít khi phân biệt họ hàng. Nhất là khi giới thiệu với người khác. Và anh em Tin Lành đã hiểu sai ở điểm này.  (Theo họ: sau khi sinh Chúa Giêsu thì Đức Maria đã có con thêm với thánh Giuse nên không còn đồng trinh nữa!).